Theo các công trình nghiên cứu về thời tiền sử và quá trình phát triển của Campuchia, không ai biết chắc chắn rằng con người Campuchia đã sống bao lâu cho đến hiện nay. Người ta chỉ biết rằng, con người sử dụng đá làm công cụ sinh hoạt hằng ngày từ 4000 năm trước công nguyên và gạo được phát hiện từ thế kỉ thứ nhất sau công nguyên. Dưới đây là đôi nét về lịch sử Campuchia.
Lịch sử campuchia qua các thời kỳ
Campuchia chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa và niềm tin tôn giáo Ấn Độ và Phật Giáo một cách mạnh mẽ cho đến ngày nay. Từ thế kỉ thứ nhất đến thể kỉ thứ 6, Campuchia tồn tại một bang gọi là Funan. Trong giai đoạn này, ngôn ngữ họ sử dụng một phần là các yếu tố tiếng Phạn. Ngoài ra, người Campuchia còn phân biệt hàng xóm củ mình bằng những chiếc khăn quàng cổ của họ, được gọi là Kramas.
Năm 802, sau thời kì Funan, Đế chế Angkor được coi là sự quyền lực lên ngôi của vua Jayavarman II. Trong suốt 600 năm này, các vị vua Khmer đã thống trị phần lớn Đông Nam Á một các hùng mạnh, từ biên giới Myanmar về phía đông đến biển Đông và phía Bắc Lào. Trong thời kì hùng mạnh này, các vị vua Khmer đã cho xây dựng các ngôi chùa, ngôi đền lớn nhất trên thế giới. Một trong những kiệt tác về kỹ thuật cổ xưa là hệ thống thủy lợi phức tạp bao gồm hồ nhân tạo khổng lồ Barays và kênh đào đi qua các vùng đồng ruộng đảm bảo nguồn cung cấp thủy lợi do các vị vua của Angkor cho xây dựng. Một phần trong hệ thống này vẫn còn đước sử dụng cho đến ngày nay.
Hệ thống thủy lợi phức tạp xung quanh angko
Vương Quốc Khmer (Funan)
Từ thế kỉ thứ 1 – thế kỉ thứ 6, một xã hội thương mại của Campuchia xuất hiện tập trung tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo tài liệu Trung Hoa, trong thế kỉ thứ 6 và thế kỉ thứ 7, người ta phát hiện ra những chữ được khắc trên đá đầu tiên bằng tiếng Khmer và những ngôi đền đá Hindu đầu tiên ở Capuchia từ thời kì Zhenla.
Kỷ nguyên Angkor
Ankor Thum là ngôi chùa Phật Giáo, là ngồi đền đại điện cho tôn giáo cũng như nhà vua Jayavarman VII (1130 – 1219); và cũng là ngôi đền được mô phỏng theo sự kết hợp lối kiến trúc của đền thờ Hindu tại Angkor Wat.
Vào đầu thế kỉ 9, một hoàng tử dân tộc Campuchia trở về sau lần bị bắt cóc ra nước ngoài. Hoàng từ tuyên bố mình là người cai trị vương quốc độc lập mới, thống nhất các vùng địa phương. Vương Quốc của ông khai xưng nằm ở vùng Siemreab ngày nay. Angkor trở thành tên thủ đô cho Vương Quốc Campuchia, nơi mà tồn tại nhiều ngôi đền lớn và nổi tiếng trên thế giới được những người kế vị tiếp sau đã xây dựng.
Điểm đáng chú ý trong lịch sử campuchia thời lỷ nguyên angkor là lối kiến trúc Khmer là Jayavarman VII, người cho xây dựng đền Bayon, một số ngôi chùa Phật Giáo lớn, và ông còn cho xây dựng các bệnh viện và nhà nghỉ dọc theo những con đường xuyên vương quốc. Điều nhà vua này quan tâm cho những quyết định của ông là làm tăng quyền lực của ông, đồng thời làm tăng phúc lợi cho người dân.
Thành phố thủ đô Angkor là trung tâm của một mạng lưới hồ chứa các kênh rạch tưới tiêu cho nền nông nghiệp. Nhiều nhà sử học cho rằng, trải qua nhiều cuộc xâm chiếm qua các thời kì các vị vua, những ngồi đền khổng lồ, con đường rộng lớn và công trình thủy lợi đã dần bị phá hủy.
Đến thế kỉ thứ 13, 14 vương quốc Khmer đã dần bị suy thoái. Phật giáo Theravada xuất hiện với tư tưởng, bất kì ai cũng có thể có được chứng ngộ thông qua hành vi và thiền định. Tư tưởng này làm suy yếu cấu trúc phân tầng xã hội của Campuchia và sức mạnh của các gia đình quý tộc Hindu. Năm 1431, Campuchia bị Thái Lan xâm lược và thủ đô được di dời về vùng lân cận là Phnom Penh.
Đền Bayon – di tích lịch sử campuchia
Thời kì đen tối của lịch sử Campuchia
Vào giữa thế kỉ thứ 16, các vương quốc tại Đông Nam Á liên tục xuất hiện chiến tranh. Sau bốn thế kỉ thời kì Angkor và các tấn công từ các nước lân cận, các nhà sử học ghi nhận rằng, Campuchia đã dần bị suy thoái và chỉ còn giữ lại một vài đặc điểm về văn hóa như ngôn ngữ, bản sắc vốn có của nó. Trong thời gian này, người Campuchia đã sáng tác một tác phẩm văn học lớn được gọi là thần thoại Ấn Độ – Ramayana.
Đến thế kỉ thứ 18, sau những cuộc chiến tranh tàn khốc của Campuchia với Thái Lan và một số nước khác, Campuchia đã dần bị phá hủy.
Giai đoạn thuộc địa Pháp
Nửa sau thế kỉ XIX, Pháp bắt đầu công cuộc xâm chiếm Đông Dương. Năm 1863, chấp nhận lời mời của vua Campuchia, Pháp áp đặt một người bảo hộ vương quốc để ngăn chặn sự chia cắt đất nước. Trong 90 năm tiếp theo, Pháp cai trị Campuchia. Đó là nguyên nhân dẫn đến, nền văn hóa Campuchia dần bị suy thoái. Pháp đã bỏ thế chế của người Campuchia, bao gồm thể chế quân chủ, dần dần phát triển quân sạu Campuchia. Chính quyền Pháp không chú trọng đến việc giao dục hay xây dựng đường xá, bến cảng cho người Campuchia, mà họ chủ yếu phát triển về mặt quân sự là chính.
Pháp cho xây dựng các đồn điền cao su ở miền đông Campuchia, đồng thời Pháp cho khôi phục lại phức hợp ngôi đền Angkor và giải mã chữ Angkor.
Năm 1946 Pháp đặt lại bảo hộ của mình tại Campuchia và cho phép người dân soạn thảo Hiến pháp và hình thành các đảng chính trị. Ngay sau đó, các cuộc chiến nổ ra khắp Đông Dương. Ở Campuchia, các lực lượng du kích Cộng sản liên minh với cộng sản Việt Nam giành quyền kiểm soát được độc lập của Campuchia một cách hòa bình vào năm 1953. Hiệp định Geneva (1954), thừa nhận chính phủ của Sihanouk là cơ quan hợp pháp duy nhất ở Campuchia.
Năm 1955, Sihanouk thoái vị để ủng hộ cha mình theo đuổi sự nghiệp chính trị. Trong một động thái nhằm tháo dỡ các đảng chính trị còn non trẻ, Sihanouk đã khánh thành một phong trào chính trị quốc gia còn được gọi là Sangkum Reastr Niym (Cộng đồng Xã hội Nhân dân), thành viên không được phép tham gia bất kì nhóm chính trị nào khác. Sihanouk làm thủ tưởng Campuchia cho đến năm 1960.
Năm 1965, Sihanouk đã phá vỡ mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, gây ra các cuộc ném bom tàn bạo, nhằm phá hoại các bảo tồn văn hóa tại đây và làm cho nên kinh tế trở nên khó khăn hơn.
Cổng vào khu cung điện hoàng gia
Cộng hòa Khmer
3/1970, cơ quan lập pháp Campuchia – Quốc hội đã trục xuất Sihanouk. Thủ tướng Lon Nol đã khánh thành cộng hòa Khmer vào tháng 10/1070.
Năm 1973, Hoa Kỳ tiếp tục ném bom lên Campuchia, làm tàn phá hầu hết các vùng nông thôn, cơ sở hạ tần trên toàn quốc gia, gây ra nhiều thương vong nghiêm trọng. Hàng trăm nghìn người tị nạn ngập tràn thành phố.
Vào năm 1975, mặc dù nhận nhiều viện trợ từ Hoa Kỳ, nhưng Cộng hòa Khmer sụp đổ, và các lực lượng Khmer Đỏ chiếm đống Phnom Penh.
Pol Pot là bút danh chỉ huy du kích Campuchia Saloth Sar, người đã tổ chức lực lượng du kích Cộng sản, Khmer đỏ. 1975, Khmer đỏ lật đổ tướng Lon Nol, thiết lập chế độ tàn bạo cai trị cho đến năm 1979. Những người được trao quyền chính phủ yếu là những người nông thôn mù chữ. Họ hạn chế quyền tự do ngôn luộn, phong trào, hiệp hội, cấm tất cả các hoạt động về tôn giáo và kiểm soát việc liên lạc. Hàng triệu người dân Campuchia bị buộc phải di dời, hoặc họ bị áp đặt lên các tội danh, họ bị tra tấn, bị cưỡng bức tàn bạo. Trong khi nắm quyền, Khmer Đỏ đã sát hại gần 1,7 triệu người Campuchia – hơn 1/5 dân số cả nước.
Diệt chủng Pol Pot
Thời kì hiện đại
Năm 1991, Hội nghị Paris tái họp để ký kết thỏa ước tổng thể, trap cho Liên Hiệp Quốc quyền giám sát ngừng bắn, hồi hương cho người tị nạn Khmer, chuẩn bị tiến hành bầu cử tự do. Hoàng thân Sihanouk, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao (SNC) Campuchia và các thành viên của SNC trở về Phnom Penh, bắt đầu quá trình hòa giải tại Campuchia.
Năm 1993, có hơn 4 triệu người bỏ phiếu trong cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức, mặc dù Khmer Đỏ không chịu hoàn giải, tìm cách đe dọa và ngăn chặn nhiều người tham gia bầu cử. Đảng FUNCINPEC của hoàng thân Ranariddh nhận được khoảng 45,5% số phiếu, tiếp theo là đảng Nhân dân của Hun Sen, rồi đến đảng Dân chủ Tự do Phật giáo. Đảng FUNCINPEC tiếp đó thành lập chính phủ liên minh với các đảng phái tham gia bầu cử, với quốc hội gồm 120 thành viên. Quốc hội thông qua hiến pháp mới ngày 24/ 9, Campuchia là một quốc gia quân chủ lập hiến, đa đảng, tự do, với cựu hoàng thân Sihanouk được đưa lên làm vua trở lại. Hoàng thân Ranariddh và Hun Sen trở thành Thủ tướng thứ nhất và thứ hai trong Chính phủ Hoàng gia Campuchia (RGC).
Vương quốc Campuchia (1993 – hiện tại)
Vào năm 1998, các lực lượng Khmer Đỏ cuối cùng phải đầu hàng, đồng thời trong năm này, giới lãnh đạo đảng FUNCINPEC quay trở lại Cambodia.
Năm 2004, vua Sihanouk tuyên bố thoái vị do tình trạng sức khỏe và ở lại Bắc Kinh để chữa bệnh. Hoàng thân Sihanmoni được truyền ngôi và trở thành vua mới.
4/10/2004, Quốc hội phê chuẩn thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc về việc thiết lập tòa án xét xử tội ác của các cơ quan chức cao cấp Khmer Đỏ. Nhiều quốc gia bảo trợ cam kết 43 triệu USD tài chính cho tòa án, tòa án được bắt đầu xử xét vào năm 2008.