Campuchia có diện tích khoảng 181.035 km2, kéo dài ⅕ từ phía tây nam bán đảo Đông Dương. Vị trí địa lý Campuchia nằm trong vùng nhiệt đới cách điểm phía nam hơn 10 độ so với đường xích đạo. Thủ đô của Campuchia là Pnom Penh.
Campuchia là quốc gia năm bên bờ vịnh Thái Lan, nằm giữa Thái Lan, Việt Nam và Lào. Đừng biên giới dài khoảng 2572 km, 443 km đường bờ biển. Điểm cực Nam của Campuchia chỉ nằm khoảng trên 10 độ vĩ Bắc. Lãnh thổ Campuchia có hình vuông, phía Bắc giáp với Thái Lan và Lào, phía Đông và phía Nam giáp với Việt Nam, còn phía Tây là giáp với vịnh Thái Lan và Thái Lan.
Vị trí địa lý campuchia
Bản đồ Campuchia
Đặc điểm nổi bật trong cảnh quan địa lý Campuchia phần lớn là hồ nước, trong đó có hồ Tonle Sap, và các hệ thống sông Bassac và sông Mekong đi xuyên quốc gia từ phía Bắc. Vùng đồng bằng miền trung du có mật độ thưa thớt, chiếm ¾ diện tích đất nước, bao gồm: núi Voi, núi Cardamom, dãy núi Dangrek giáp với cao nguyên Korat Thái Lan và cao nguyên Rattanakiri, cao nguyên Chhlong giáp với Tây Nguyên Việt Nam.
Dãy núi Cardamom ở phía tây nam cao hơn 1500m và được định theo hướng tây bắc đông nam. Ngọn núi được cho là cao nhất ở Campuchia là Phnom Aural cao 1771m, nằm ở phía đông của dãy núi.
Phầy dãy voi của núi Voi, một phần mở rộng của dãy Cardamom, chạy về phía nam và phía đông nam với độ cao từ 500 – 1000m. Nằm phía tây là đồng bằng ven biển hẹp đối diện với vịnh Thái Lan là vịnh Kampong Som. Dãy núi Dangrek ở rìa phía bắc của lưu vực Tonle Sap, vách đá dốc đứng ở rìa phía nam của cao nguyên Korat ở Thái Lan, đánh dấu ranh giới giữa Thái Lan và Campuchia. Nằm mở rộng tren lưu vực Tonle Sap, phần giữa phía bắc của dãy Cardamom và phía tây Dangrek cho phép tiếp cận biên giới Bangkok.
Hệ thống thủy lợi chủ yếu được lấy từ sông Mekong của Campuchia. Con sông bắt nguồn từ đại lục Trung Quốc, chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan rồi đến Campuchia. Một trong những con sông cung cấp nguồn thứ hai cho thủy lợi là sông Bassak từ phía Nam và sông Tonle Sap nối liền từ phía tây Bắc.
Dãy núi Cardamom campuchia
Khí hậu Campuchia
Khí hậu Campuchia chịu ảnh hưởng của gió mùa, là vùng nhiệt đới ẩm và khô theo mùa rõ rệt. Vào mùa hè, luồng khi từ gió mùa tây nam chứa đầy hơi nước thổi đến từ Ấn Đọ Dương, luồng khí đảo ngược vào mùa dông, mang đến luồng khí khô. Gió mùa tây nam kéo dài từ tháng 5 – 9, còn mùa đông kéo dài từ tháng 11 – 3.
Nhiệt độ đồng nhất tại toàn bộ khu vực bồn địa Tonle Sap, dao động trung bình khoảng 25 độ. Nhiệt độ trung bình là 28 độ, có thể lên đến 32 độ C, nhưng có thể lên đến 38 độ C. Nhiệt độ tối thiểu tại Campuchia hiếm khi xuống dưới 10 độ C. Tháng giêng được cho là tháng mát mẻ nhất, tháng 4 là tháng ấm nhất .
Lượng mưa trung bình tại Campuchia thường dao động từ 1000 – 1500 mm. Độ ẩm vào ban đêm tương đối cao trong suốt năm, thường vượt quá 90%. Vào ban ngày, mùa khô độ ẩm trung bình là 50% hoặc thấp hơn, nhưng lên mức 60% vào mùa mưa. Do đoạn sông Mekong đi qua nằm trong vùng ẩm ướt và khô ráo, cho nên nó thể hiện mùa khô rõ rệt tại vùng này, lượng mưa trung bình hàng năm chiếm 80% từ tháng 5 -10. Lưu lượng trung bình của sông Mekong tại Kratie là 441km3, chiếm 93% tổng lượng nước chảy từ sông Mekong xuống biển.
Sông Tonle Sap campuchia
Tonle Sap:
Tonle Sap là một vùng đệm của hệ thống sông Mekong. Lưu lượng nước của Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 – 10, dòng chảy của sông Mekong được cấp thêm từ các trận mua gió mùa, tăng lên từ các điểm mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Dòng nước bị đẩy về phía bắc theo sông Tonle Sap và đổ vào, do đó kích thước của nó khoảng 2590 km2 đến 24.605 km2 vào cao điểm mùa lũ.
Sau khi nước rút khỏi sông Tonle Sap, nó để lại một lớp trầm tích mới. Các trận lụt hàng năm, coomg thêm với việc thoát nước quanh hồ, đã biến vùng quanh Tonle Sap thành một đầm lầy khó có thể sử dụng cho mục đích nông nghiệp vào mùa khô. Lượng trầm tích lắng đọng trong hồ vào giai đoạn lũ lớn hơn lượng được sông Tonle Sap chảy đi sau đó. Khi Tonle Sap ở mực nước thấp chỉ sâu khoảng 1.5m, trong mùa lũ, thì nó có độ sâu từ 10 – 15m. Khi mùa lụt giảm xuống, nước chảy ra khỏi hồ với tốc độ tối đa là 2m/s, gia nhập vùng mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.